Lá trầu không (Piper betle L.), là một loại dây leo lâu năm thường xanh có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Chúng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền và thực hành ẩm thực như ở Ấn Độ, Việt Nam. Lá trầu không chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, bao gồm alkaloids, flavonoid, tannin và saponin. Các hợp chất này đã được chứng minh là có nhiều đặc tính dược lý, bao gồm:
Contents
- 1 Theo y học hiện đại
- 2 Theo y học cổ truyền
- 3 Bài Thuốc với lá trầu không.
- 3.1 Bài thuốc Chữa cảm mạo, ho, sổ mũi bằng lá trầu không.
- 3.2 Bài thuốc điều trị viêm họng, đau họng từ lá trầu không
- 3.3 Bài thuốc chữa viêm phế quản.
- 3.4 Bài thuốc trị đau nhức lưng
- 3.5 Bài thuốc trị phong thấp gây đau nhức tay chân
- 3.6 Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
- 3.7 Bài thuốc chữa bệnh viêm âm đạo
- 3.8 Bài thuốc chữa viêm da cơ địa
- 3.9 Bài thuốc trị mẩn ngứa, nổi mề đay
- 3.10 Bài thuốc trị hắc lào.
- 3.11 Bài thuốc điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa từ lá trầu.
- 3.12 Bài thuốc ngừa sâu răng, viêm lợi hơi thở hôi từ lá trầu không
- 3.13 Bài thuốc chữa bệnh trĩ
- 3.14 Bài thuốc trị hách trong nôi.
- 3.15 Bài thuốc trị nấm
- 4 Lưu ý khi sử dụng lá trầu không
- 5 Tham khảo thêm:
Theo y học hiện đại
-
Hoạt chất
Thành phần hoạt tính chính trong lá trầu không
Alkaloids:
- Arecoline: Là alkaloid chính trong lá trầu không, chịu trách nhiệm cho tác dụng kích thích của chúng. Nó hoạt động như một chất chủ vận thụ thể acetylcholine nicotinic, tác dụng kích thích nhẹ tương tự như nicotine, và nó đã được nghiên cứu về tiềm năng sử dụng trong điều trị suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer. T
- Chavibetol: Hợp chất này là thành phần chính trong tinh dầu lá trầu không. Chavibetol có đặc tính chống co thắt, chống viêm và chống oxy hóa. Nó đã được sử dụng truyền thống để điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, các vấn đề về hô hấp và các rối loạn da.
- Caryophyllene: chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư.
Flavonoids:
- Catechin: Một loại flavonoid có trong lá trầu, catechin là một chất chống oxy hóa mạnh với đặc tính chống viêm và chống ung thư. Nó đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa và có thể đóng vai trò trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
- Quercetin: Có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống virus.
- Kaempferol: Thể hiện các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống dị ứng.
Phenolics:
- Gallic acid: đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống vi trùng.
- Caffeic acid: đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư.
Tinh dầu:
Chavicol: Thể hiện các đặc tính chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa.
Eugenol: Một thành phần chính khác của tinh dầu lá trầu không, eugenol là một chất giảm đau và sát trùng nổi tiếng. Nó đã chứng tỏ hiệu quả trong điều trị đau răng, giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Eugenol cũng được sử dụng trong nha khoa như một chất gây tê tại chỗ và trong chất trám răng. Ngoài ra có tác dụng an thần, chống oxy hóa.
Cineole: Có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chống vi trùng.
Đặc tính dược lý & Ứng dụng điều trị
- Chống oxy hóa: Các hợp chất chống oxy hóa trong lá trầu loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
- Rối loạn tiêu hóa: được sử dụng để điều trị tiêu chảy, khó tiêu và táo bón.
- Rối loạn hô hấp: được sử dụng để điều trị ho, cảm lạnh và viêm phế quản.
- Giảm đau: được sử dụng để giảm đau nhức đầu, đau răng và viêm khớp.
- Bệnh ngoài da: được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến.
- Chống viêm: Các hợp chất chống viêm trong lá trầu không có thể giúp giảm viêm liên quan đến nhiều tình trạng, chẳng hạn như viêm khớp, gút và bệnh viêm ruột.
- Kháng khuẩn: Các loại tinh dầu và hợp chất phenolic trong lá trầu có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm có hại.
- Đặc tính chữa lành vết thương: lá trầu được sử dụng truyền thống để thúc đẩy chữa lành vết thương do các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của chún, được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến.
- Lợi ích cho sức khỏe răng miệng: đã được chứng minh có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, có khả năng giảm sự hình thành mảng bám và ngăn ngừa bệnh nướu răng.
- Kiểm soát tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy lá trầu có thể có tác dụng chống đái tháo đường, có khả năng hạ thấp lượng đường trong máu.
- Đặc tính bảo vệ thần kinh: Một số nghiên cứu cho thấy lá trầu không có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh, có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh Alzimer.
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, lá trầu có vị cay nồng, tính ấm. Quy vào 3 kinh: Phế, Tỳ, Vị.
Tác dụng:
- Vị cay nồng có tác dụng khu phong tán hàn, trừ thấp, hạ khí, tiêu đàm, tiêu viêm, sát khuẩn.
- Tính ấm có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ phòng thấp.
Như vậy, lá trầu có tác dụng chung là trừ phong thấp, trừ hàn, hạ khí, tiêu đàm, tiêu viêm, sát khuẩn.
Chủ trị các chứng bệnh:
- Cảm mạo, ho, sổ mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi,…
- Viêm răng lợi, hôi miệng, viêm loét miệng,…
- Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,…
- Viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa,…
- Thấp khớp, đau nhức xương khớp,..
Dạng sử dụng:
- Ngậm, nhai trực tiếp.
- Đun nước uống, xông hơi, rửa vết thương.
- Dùng để đắp, dán.
Liều lượng:
Sử dụng lá trầu tùy thuộc vào từng bài thuốc và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, liều lượng thông thường là 15 – 30g lá khô, 30 – 60g lá tươi.
Bài Thuốc với lá trầu không.
Bài thuốc Chữa cảm mạo, ho, sổ mũi bằng lá trầu không.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 4 – 8g lá trầu không, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút.
- Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc qua ray để lấy phần nước cốt.
- Sử dụng nước này đều đặn hằng ngày để đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt qua từng ngày.
Bài thuốc điều trị viêm họng, đau họng từ lá trầu không
Nguyên liệu: lá trầu không (khoảng 5 lá), mật ong
Cách làm:
- Đem lá trầu không rửa sạch, để khô rồi giã nát cùng với 1 thìa mật ong
- Đem trộn đều hỗn hợp lá trầu với mật ong
- Ngậm hỗn hợp lá trầu với mật ong, có thể nuốt
Đây là bài thuốc chữa đau họng rất hữu hiệu được nhiều người thực hiện
Bài thuốc chữa viêm phế quản.
Cách 1: Chữa bệnh bằng lá trầu không
Lấy 5 – 8 lá trầu không tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt. Chia nước cốt thành 2 phần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi tối. Kiên trì thực hiện trong vài ngày.
Cách 2: Chữa bệnh bằng lá trầu không và mật ong
- Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá); mật ong (4 muỗng cà phê); nước sôi (1 cốc).
- Thực hiện: Lá trầu không đã rửa sạch thả vào bát nước sôi trong 20 phút. Vắt kiệt lá lấy nước cốt, bỏ bã. Thêm mật ong vào nước cốt rồi khuấy đều, chia nước làm 2 phần uống trong ngày sau bữa ăn.
Cách 3: Lấy lá trầu không rửa sạch, hơ lên lửa cho nóng rồi đắp lên ngực trước khi ngủ.
Cách 4: Bài thuốc kết hợp
- Nguyên liệu: Lá trầu không (5 lá), nhục đậu khấu, đinh hương.
- Thực hiện: ba nguyên liệu cho vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. Thực hiện trong 10 ngày liên tục.
Cách 5: Lá trầu không và gừng tươi
- Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá); gừng tươi (vài lát).
- Thực hiện: Lá trầu không ngâm nước muối, rửa sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước, cho thêm vài lát gừng tươi vào rồi uống sau ăn khoảng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Bài thuốc trị đau nhức lưng
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi và một ít dầu dừa
- Rửa sạch lá, giã nát lấy nước cốt, cho vào một ít dầu dừa, khuấy đều lên rồi bôi trực tiếp lên vùng bị đau nhức.
- Thực hiện ngày 2 – 3 lần và liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Bài thuốc trị phong thấp gây đau nhức tay chân
- Nguyên liệu: Lá trầu không, rễ lá lốt, rễ trinh nữ (mỗi loại 12gr).
- Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, liên tục trong 1 tuần.
Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
- Cách 1: Lấy 10 lá trầu không rửa sạch, đun với 2 lít nước rồi sau đó dùng khăn bông thấm vào nước rồi lau vùng kín. Chú ý không dùng nước rửa sâu vào âm đạo.
- Cách 2: Lấy 10 lá trầu không rửa sạch, vò nát, đun với 2 lít nước và 2 thìa muối biển. Sau đó, dùng nước này ngâm âm đạo.
- Cách 3: Lấy 10 lá trầu không và 10 lá trà xanh, rửa sạch, vò nát rồi đun với 2 lít nước. Lấy khăn bông mềm sạch thấm vào nước lá rồi lau nhẹ âm đạo. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần
Bài thuốc chữa bệnh viêm âm đạo
Thực hiện xông hơi bằng nước lá trầu không, hoặc nước lá trầu không với muối; hoặc lá trầu không với lá trà xanh như cách chữa viêm âm đạo ở trên. Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần.
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và vớt ra để ráo,
- Đun sôi nồi nước 2 lít, cho lá vào nấu cùng, khi nước sôi bùng lên thì cho 1 thìa muối vào nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, hòa vào một ít nước lạnh cho nước ấm thì dùng để ngấm rửa vùng da bị dị ứng, viêm nhiễm.
Bài thuốc trị mẩn ngứa, nổi mề đay
Bài thuốc tắm:
- Nguyên liệu: Lá trầu không (10 – 20 lá); muối trắng (1 thìa).
- Thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra, để ráo rồi cho vào đun với 3 lít nước trong khoảng 10 phút. Chờ cho nước nguội rồi dùng để tắm, lấy lá chà xát nhẹ vào vùng da bị mề đay.
Bài thuốc đắp:
- Nguyên liệu: Lá trầu không (5 lá); muối trắng (1 muỗng)
- Thực hiện: Trầu không không rửa sạch và ngâm với muối, sau đó cho vào cối giã nát với 1 ít muối trắng. Dùng hỗn hợp bọc vào một tấm vải sạch rồi đắp lên vùng da bị tổn thương, cột chặt lại trong 30 phút. Thực hiện kiên trì mỗi thần 3 – 4 lần.
Bài thuốc trị hắc lào.
Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch rồi cho vào giã nhuyễn. Tiếp theo cho lá giã nát vào nồi đun với nước cho sôi, dùng nước để rửa, bôi vào chỗ bị hắc lào.
Bài thuốc điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa từ lá trầu.
Nguyên liệu: Chuẩn bị bằng nhau (khoảng 20g) các nguyên liệu: lá trầu không, hoa dâm bụt, lá thồm lồm
Cách làm:
- Đem rửa sạch nguyên liệu, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn, để ráo nước
- Giã nát hỗn hợp nguyên liệu trên rồi đắp lên vùng da bị mụn
- Thực hiện đều đặn ngày 1 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt
Bài thuốc ngừa sâu răng, viêm lợi hơi thở hôi từ lá trầu không
Vi khuẩn tích tụ lâu trong miệng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm lợi. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng lá trầu không với một số cách dưới đây
- Cách 1: Đem lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó vớt để ráo nước.
- Súc miệng sạch rồi nhai trực tiếp lá trầu (nhai không nuốt nước), nhai khoảng 3 – 5 phút rồi nhả bỏ toàn bộ bã và nước của lá trầu. Súc miệng lại bằng nước sạch.
- Cách 2:
- Đem lá trầu không ngâm với nước muối rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi nấu với nước. Sử dụng nước lá trầu không để nguội súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Áp dụng liên tục trong 1 – 2 tuần đến khi các triệu chứng đau nhức được cải thiện
- Cách 3: Nước súc miệng rượu cau Nhà Mon
Lưu ý: vì lá trầu có tính cay nồng, do đó không nên nhai nhiều cùng một lúc
Bài thuốc chữa bệnh trĩ
Cách 1: Ngâm hậu môn bằng lá trầu không
Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối rồi cho lên nồi đun với nước. Sau đó, rửa sạch hậu môn rồi ngâm trong chậu nước lá trầu không cho đến khi nước nguội hẳn.
Cách 2: Lấy lá trầu không đắp hậu môn
Lấy 1 nắm lá trầu không tươi non, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra, để ráo nước, cho vào cối giã nát với một ít muối trắng. Lấy lá trầu không đã giã nát đắp xung quanh hậu môn, dùng khăn cố định lại trong 20 phút. Sau đó, rửa sạch lại với nước. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần trong 2 – 3 ngày.
Cách 3: Xông hơi hậu môn bằng lá trầu không và thảo dược
- Nguyên liệu: Lá trầu không, hạt quả gấc, bồ kết (mỗi loại 10gr).
- Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, giã nát rồi cho vào đun với 3 lít nước. Sau đó, lấy nước này xông hơi hậu môn 1 – 2 lần 1 ngày. Chú ý vệ sinh hậu môn trước khi xông.
Bài thuốc trị hách trong nôi.
- Nguyên liệu: Lá trầu không, chanh tươi.
- Thực hiện: Lấy nửa quả chanh chà lên nách trong 5 phút. Sau đó, lấy nước cốt lá trầu không thoa lên nách, kết hợp massage nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện 2 – 3 tuần trước khi đi ngủ.
Bài thuốc trị nấm
Cách 1: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước rồi cho thêm 1 thìa muối vào. Đun tiếp trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đổ nước lá ra chậu, bỏ lá rồi dùng nước gội đầu thật sạch. Chú ý massage nhẹ nhàng da đầu để cho kết quả trị nấm tốt hơn. Thực hiện liên tục vài tuần, mỗi tuần 2 – 3 lần.
Cách 2: Lấy 20 lá trầu không vào 10 quả bồ kết khô rửa sạch. Bồ kết bẻ từng miếng nhỏ rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước, sau khoảng 20 phút thì cho lá trầu vào đun tiếp thêm 10 phút. Đổ nước ra chậu, cho thêm nước nguội vào rồi dùng gội đầu. Thực hiện liên tục trong 2 tháng, mỗi tuần thực hiện 3 lần.
Cách 3: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Sau khi gội đầu bằng lá trầu không với bồ kết (như cách 2), bạn hãy lấy nước cốt lá trầu không ra ủ tóc qua đêm. Thực hiện 2 – 4 lần/ tuần, thực hiện liên tục 8 – 9 tuần.
Cách 4: Lá trầu không làm nước cốt (như cách 3). Lấy vỏ bưởi khô nấu nước để gội đầu. Sau khi gội đầu xong thì lấy nước cốt lá trầu ủ tóc. Mỗi tuần thực hiện 3 lần, và làm liên tục trong 6 – 7 tuần.
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không
Lá trầu không có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng lá trầu không trong các bài thuốc bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Nên sử dụng lá còn tươi, sạch, không dùng lá bị sâu mọt, héo, ngâm nước muối, đặc biệt là với các bài thuốc uống, đắp.
- Không được dùng cho phụ nữ có thai
- Arecoline là một alkaloid chính trong lá trầu không. Arecoline có thể gây ra các tác dụng phụ như kích thích, bồn chồn, khó chịu và mất ngủ. Arecoline cũng có thể gây nghiện.
Tham khảo thêm:
Y học cổ truyền:
Y học hiện đại:
- Gupta, P. K., & Ray, S. (2004). Epidemiology of betel quid usage.
- Addiction, 99(1), 12-17. Jafar, S., & Jafar, T. (2014).
- Betel quid chewing. Journal of Dental Research, 93(3), 275-285.
—